BỆNH BẠI HUYẾT TRÊN VỊT
Bại huyết là gì ?
Bại huyết hay còn gọi là nhiễm trùng huyết (hay nhiễm trùng máu) là hiện tượng vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng xâm nhập vào máu, chúng phá hủy hồng cầu, gây rối loạn quá trình đông máu (máu khó đông). Mầm bệnh xâm nhập vào máu và đi khắc các cơ quan nội tạng để gây bệnh. Bệnh bại huyết trên vịt là một dạng bại huyết.
Nguyên nhân gây bệnh bại huyết trên vịt
Bệnh bại huyết trên vịt là một dạng bại huyết do vi khuẩn Riemerella hoặc E.coli nhiễm vào máu gây ra. Cả hai nguyên nhân gây bệnh bại huyết trên vịt đều là vi khuẩn gram âm.
Phân biệt E.coli bại huyết và bại huyết do Riemerella
E.coli bại huyết | Riemerella bại huyết | |
Phân | Phân trắng có bị khí | Phân trắng |
Tỷ lệ chết | Thấp hơn | Cao hơn |
Phản ứng viêm | Viêm fibrin bám ở màng cơ quan nội tạng | Viêm làm dày màng các cơ quan nội tạng |
Bệnh bại huyết trên vịt cũng giống như bệnh bại huyết ở ngan.
Bệnh tích E.coli bại huyết ở vịt, ngan
Phân có bọt khí là bệnh tích điển hình của vịt, ngan, nhiễm E.coli bại huyết hay E.coli kéo màng.
Bệnh tích đặc trưng của bệnh ecoli bại huyết ở vịt, ngan là hiện tượng viêm fibrin ở màng các cơ quan nội tạng.
Trong thực tế thì bệnh bại huyết trên vịt, ngan thường bị ghép giữa E.coli và Riemerella.
Điều trị bệnh bại huyết trên vịt
Mặc dù bệnh bại huyết trên vịt do hai nguyên nhân gây bệnh là E.coli hoặc Riemerella, nhưng thuốc điều trị bệnh bại huyết trên vịt cũng giống nhau. Hơn nữa trong thực tế thì chúng hay ghép nên chúng ta nên kết hợp thuốc để chống sự kháng thuốc, tăng tác dụng trị bệnh.
Dưới đây là thuốc điều trị bệnh bại huyết trên vịt hiệu quả nhất
Thuốc cho uống trị bại huyết vịt:
Phác đồ 1:
- Dùng thuốc có thành phần Enrofloxacin + Amoxicillin + Para C
Phác đồ 2:
- Dùng thuốc có thành phần Enrofloxacin + Ceftiofur + Para C
Phác đồ 3:
- Dùng thuốc có thành phần Enrofloxacin + Cefotaxime + Para C
Phác đồ 4:
- Dùng thuốc có thành phần Flofenicol + Oxytetracyclin + Para C
Phác đồ 5:
- Dùng thuốc có thành phần Flofenicol + Doxycillin + Para C
Thuốc cho tiêm trị bại huyết vịt:
Phác đồ 1:
- Dùng thuốc có thành phần Ceftiofur + Gentamycin (hoặc Kanamicin)
Phác đồ 2:
- Dùng thuốc có thành phần Cefotaxime + Gentamycin
Phác đồ 3:
- Dùng thuốc có thành phần Enrofloxacin + Ceftiofur
Phác đồ 4:
- Dùng thuốc có thành phần Enrofloxacin + Cefotaxime
Phác đồ 5:
- Dùng thuốc có thành phần Enrofloxacin + Amoxicillin + Gentamycin
Phác đồ 6:
- Dùng thuốc có thành phần Enrofloxacin + Ceftiofur + Gentamycin
Phác đồ 7:
- Dùng thuốc có thành phần Enrofloxacin + Cefotaxime + Gentamycin
Phác đồ 8:
- Dùng thuốc có thành phần Flofenicol + Oxytetracyclin + Tiamulin
Phác đồ 9:
- Dùng thuốc có thành phần Flofenicol + Doxycillin + Tiamulin
Liều theo liều điều trị của nhà sản xuất.
Để tăng hiệu quả điều trị bệnh và bệnh khỏi hoàn toàn, không tai lại thì chúng ta cần sử dụng thêm thuốc kháng viêm và kích thích hệ thống miễn dịch, tăng đại thực bào để tiêu diệt mầm bệnh.
Thuốc kháng viêm
Thuốc kháng viêm chúng ta có thể sử dụng một trong các loại như Chymotripsin, Dexamethasone, Dicolphenac…cho uống hoặc tiêm hoặc ICO-Kháng viêm thảo dược là thuốc uống.
Liều dùng: 1 lít ICO-Kháng viêm thảo dược dùng cho 3000 đến 5000 kg thể trọng vịt, dùng liên tục 5-7 ngày để điều trị bệnh bại huyết trên vịt.
Thuốc tăng hệ miễn dịch, tăng thực bào
Một trong các thuốc tăng hệ miễn dịch, tăng thực bào, kháng viêm tốt nhất hiện nay là ICO-Anti virus
Liều dùng: 1 lít ICO-Anti virus dùng cho 3000 đến 5000 kg thể trọng vịt, dùng liên tục 5-7 ngày để điều trị bệnh bại huyết trên vịt.
Phòng bệnh bại huyết trên vịt
– Hiện có hai cách để phòng bệnh bại huyết trên vịt.
– Dưới đây là thuốc phòng bệnh bại huyết trên vịt hiệu quả nhất
Phòng bệnh bằng vắc xin
- Bệnh bại huyết trên vịt hiện đã có vắc xin, nhưng hiệu quả phòng bệnh chỉ đạt 70 %.
- Vắc xin phòng bại huyết trên vịt được tiêm cho vịt, ngan vào ngày ngày tuổi thứ 6
Phòng bệnh bằng thuốc.
- Sử dụng thuốc kháng sinh như Enrofloxacin hoặc Amoxicillin hoặc Florfenicol để cho vịt, ngan uống từ 1 ngày tuổi đến 5 ngày tuổi, liều gấp 2 lần nhà sản xuất.
- Nếu trường hợp áp lực bệnh lớn, con giống bị bệnh sớm thì khi sử dụng vắc xin Tembusu vào 8 ngày tuổi và vắc xin Dịch tả vịt vào 13 ngày tuổi chúng ta pha thêm kháng sinh là Ceftiofur hoăc Cefotaxime vào cùng để tiêm.
– Cả hai cách phòng bệnh trên ta đều phải sử dụng ICO-Anti virus + ICO-Kháng viêm thảo dược để tăng cường miễn dịch, kháng viêm để tiêu diệt mầm bệnh, ngăn phản ứng viêm quá mức, ngăn hình thành bệnh tích không hồi phục.
Liều dùng:
- ICO-Anti virus + ICO-Kháng viêm thảo dược mỗi loại 1ml/5 kg thể trọng. Sử dụng liên tục 5 ngày khi úm, dùng trước và sau khi làm vắc xin 3 ngày hoặc giai đoạn nguy cơ bệnh bại huyết trên vịt hay xảy ra.
Hãy cùng xem video để nhận biết bệnh bại huyết trên vịt và thuốc phòng trị hiệu quả nhất nhé.
Xin cảm ơn !
Tác giả bài viết: Dova Hùng
Liên hệ để làm đại lý ICOVET:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC ICOVET
- Địa chỉ: Thị tứ Bảo Sơn, Bảo Sơn, Lục Nam, Bắc Giang
- Nhà máy sản xuất: Nhà máy sinh học TKS – KCN Hòa Phú, Hòa Phú, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
- Điện thoại: 0868 155 776
- Zalo: 0868 155 776
- Tư vấn kỹ thuật: 0963 679 669 – 0876 686 786
- Email: infoicovet@gmail.com