BỆNH ECOLI TRÊN GÀ
E coli là một vi khuẩn thường trực ở đường ruột, chúng là vi khuẩn cơ hội gây nên nhiều bệnh Ecoli trên gà. Bệnh do Ecoli trên gà gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi gà.
1. Lứa tuổi bị bệnh
- Bệnh xảy ra ở tất cả các lứa tuổi gà.
2. Nguyên nhân gây bệnh
- Nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn gram âm Escherichia coli (viết tắt E.coli) gây bệnh cho các loài gia cầm nói chung và gà nói riêng.
- Trên gà, E.coli gây nhiều bệnh khác nhau như viêm đường tiêu hóa (Colibacillosis), nhiễm trùng huyết (Colisepticemia), viêm tích tụ tế bào bạch cầu (Coligranuloma), nhiễm trùng đường hô hấp và viêm túi khí, viêm màng bụng (Peritonitis), viêm vòi trứng (Salpingitis), viêm màng hoạt dịch, viêm khớp (Synovitis), nhiễm trùng túi noãn hoàng ở gà con một ngày tuổi, viêm da…
- E.coli còn được biết đến là một vi khuẩn cơ hội, gây bệnh kế phát khi gia cầm bị stress hay nhiễm những bệnh khác làm cho hệ miễn dịch suy yếu. Kế phát E.coli thường làm bệnh trầm trọng hơn nhiều và gây thiệt hại kinh tế lớn trong chăn nuôi gà công nghiệp.
- Các nhóm huyết thanh E.coli O được cho là gây bệnh cho gà đặc biệt là O78, O111 và O2 có tỷ lệ gây chết cao hơn O88, O8.
- Bệnh Ecoli trên gà thường ghép với các bệnh như: Thương hàn, Tụ huyết trùng, Hen gà do Mycoplasma gallisepticum, viêm khớp do Mycoplasma synoviae, viêm phế quản truyền nhiễm (IB), Viêm thanh quản truyền nhiễm (ILT), Cúm gà H9N2…
- Bệnh lây ngang quá thức ăn, nước uống và truyền dọc từ gà bố mẹ sang gà con qua phối trứng.
3. Triệu chứng bệnh Ecoli ở gà
- Căn cứ vào từng bệnh mà có biểu hiện triệu chứng khác nhau.
- Với bệnh đường tiêu hóa (Colibacillosis) thì gà vẫn khỏe mạnh bình thường, chỉ có tiêu chảy phân có bọt khí.
- Với bệnh nhiễm trùng huyết (Colisepticemia), gà có biểu hiện sốt, giảm ăn hoặc bỏ ăn.
- Đối với bệnh viêm khớp (Synovitis) do E coli thì gà có biểu hiện đi tập tệnh hoặc bại liệt.
- Đối với một số bệnh khác thì không có biểu hiện đặc trưng.
4. Bệnh tích điển hình
4.1. Bênh E.coli đường ruột
- Ruột và chứa bọt khí, viêm cata làm cho ruột đỏ lên.
4.2. Bệnh nhiễm trùng huyết do E.coli (Colisepticemia)
- Bệnh tích đặc trưng bởi sự xuất hiện của dịch tiết dạng sợi ở các cơ quan khác nhau.
- Ở thể nặng, E coli gây kéo màng toàn bộ các cơ quan nội tạng.
4.3. Bệnh viêm túi khí, viêm đường hô hấp do E.coli
- Với bệnh tích viêm màng túi khí là tạo các fibrin ở màng túi khí
- Với bệnh tích viêm đường hô hấp thì tạo nhiều đờm trong thanh, khí quản. Bệnh thường ghép với CRD, ILT.
4.4. Bệnh viêm vòi trứng do Ecoli (Salpingitis)
- Bệnh tích là vòi trứng, ống dẫn trứng bị viêm, trứng non bị hỏng. Với bệnh này thì làm cho gà giảm tỷ lệ đẻ và làm truyền dọc E coli sang cho gà con.
4.5. Bệnh viêm khớp do Ecoli
- Khớp có dịch viêm, có bọt khí.
4.6. Bệnh viêm da gà do Ecoli
- Hiện tượng viêm da tích tụ Fibrin
- Gà bị viêm dưới da gây hiện tượng úng ở lườn.
5. Giải pháp phòng bệnh
- Theo những thu thập và theo dõi bệnh trên gà suốt 20 năm của Dova Hùng, bênh Ecoli trên gà là một bệnh theo suốt quá trình chăn nuôi gà, E coli là vi khuẩn luôn thường trực trong đường ruột gà, chúng có thể gây bệnh bất cứ khi nào khi mất sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, khống chế bệnh thường xuyên là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
5.1. Đối với bệnh đường ruột do Ecoli
- Chúng ta sử dụng thường xuyên ICO-ACID HỮU CƠ CHANH với liều 1 ml/2-4 lít nước dùng cho 10 kg – 20 kg thể trọng gà, cho uống liên tục suốt quá trình nuôi. Mục đích giúp giữ pH của đường ruột gà luôn ở mức 4 – 5.5 đây là điều kiện tốt để hệ vi sinh hữu ích phát triển đồng thời kìm hãm sự phát triển của E coli và các vi khuẩn gây bệnh khác như: Clostridium perfringens gây bệnh viêm ruột hoại tử ở gà.
- Để hiệu quả hơn chúng ta nên dùng ICO-MEN SỐNG CAO TỎI với liều 1 g/2 lít nước hoặc ICO-MEN CAO TỎI 1 ml/2 lít nước dùng cho 10 kg thể trọng gà, cho uống liên tục suốt quá trình nuôi. Mục đích cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột, cạch tranh sinh dưỡng, chiếm chỗ bám trên lông nhung ruột, ngăn chặn hiệu quả sự phát triển của E coli.
- Để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm chi phí, chúng ta có thể giảm liều đi trên đi 1/2, khi thấy phân gà khô khuôn.
- Hộ chăn nuôi không dùng máng uống tự động có thể dùng ICO-MEN SỐNG CAO TỎI dạng bột thay cho ICO-MEN CAO TỎI dạng nước.
5.2. Đối với bệnh Ecoli kéo màng trên gà và các bệnh khác
- E.coli từ đường ruột bị nhiễm vào máu, E coli được phát tán đi các cơ quan nội tạng. Việc phòng bệnh cũng cũng cần được thực hiện như bệnh Ecoli đường ruột.
- Đối với trường hợp E coli bị lấy nhiễm qua phôi trứng thì việc phòng bệnh cần được thực hiện trên đàn gà bố mẹ. Gà bố mẹ cần được loại bỏ E.coli khỏi vòi trứng và đường ruột. Cần sát trùng trứng, lò ấp, dụng cụ vận chuyển nghiêm ngặt. Khi gà con mới về cũng cần điều trị tích cực trong 5 ngày.
- Sử dụng một trong các kháng sinh như: Nhóm Beta lactam (Amoxicillin, Ceftiofur), nhóm Quinolon (Enrofloxacin, Macbofloxacin), nhóm Cloramphenicol (Flofenicol), Nhóm Tetracyclin (Oxytetracyclin), sử dụng theo đường uống hoặc đường tiêm. Nhóm Aminoglycosis: (Gentamycin, Kanamycin, Apramycin), sử dụng theo đường tiêm dưới da, tiêm bắp.
- Do tính kháng thuốc cực mạnh của E coli nên, tùy theo dịch tễ để sử dụng kháng sinh, phối hợp kháng sinh cho hiệu quả cao nhất.
- Đồng thời sử dụng ICO-ANTI VIRUS, liều dùng 1 g/2 lít nước dùng cho 10 kg thể trọng gà/ngày, hoặc ICO-ANTI VIRUS NƯỚC, cho gà uống liên tục 5-7 ngày. Mục đích giúp tăng cường đại thực bào để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn E coli.
6. Điều trị Ecoli trên gà
6.1. Đối với bệnh đường ruột do Ecoli
- Chúng ta sử dụng ICO-BERCOC, liều dùng 1 ml/1 lít nước dùng cho 5 kg thể trọng gà/ngày. Cho uống liên tục 3-5 ngày. Khi gà khỏi bệnh, tiếp tục chúng ta nên sử dụng theo liệu trình phòng bệnh ở trên.
- Hoặc sử dụng ICO-ANTIZOA, liều dùng 1 ml/1 lít nước dùng cho 5 kg thể trọng gà/ngày. Cho uống liên tục 3-5 ngày.
- Bệnh E.coli đường ruột mà có nhiều bọt khí thì nên kết hợp với ICO-ACID HỮU CƠ CHANH để hạ pH đường ruột xuống, giúp kiểm soát hiệu quả E.coli, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hữu ích phát triển. Liều dùng ICO-ACID HỮU CƠ CHANH 1g/2-5 kg P. Khi khỏi bệnh nên dùng ICO-ACID HỮU CƠ CHANH suốt quá trình nuôi với liều 1 g/20 kg P.
6.2. Đối với bệnh Ecoli kéo màng trên gà và các bệnh khác
- Chúng ta sử dụng kháng sinh là: Nhóm Quinolon + nhóm Beta lactam hoặc nhóm Cloramfenicol + nhóm Tetracyclin có thể sử dụng theo đường uống hoặc đường tiêm hoặc nhóm Aminoglycosis + nhóm Beta lactam nên sử dụng theo đường tiêm.
- Đồng thời sử dụng ICO-ANTI VIRUS mục đích giúp tăng cường đại thực bào để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn E coli + ICO-KHÁNG VIÊM THẢO DƯỢC để chống lại phản ứng viêm quá mức, ngăn tạo ra các bệnh tích không thể hồi phục ở trên, liều dùng mỗi loại 1 ml/1 lít nước dùng cho 5 kg thể trọng gà/ngày, cho gà uống liên tục 5-7 ngày.
- Khi gà khỏi bênh thì định kỳ sử dụng ICO-ANTI VIRUS liều 1 ml/10 kg thể trọng gà, 1 tháng 6 ngày, để ngăn chặn sự tái nhiễm của E coli.
- Chú ý: Đối với bệnh E coli kéo màng và các bệnh khác cần điều trị sớm mới hiệu quả, để nặng thì không thể khỏi vì bệnh tích tạo ra không thể hồi phục.
Chúc bà con phòng, trị bệnh Ecoli trên gà hiệu quả nhất.
Tác giả bài viết: Dova Hùng
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC ICOVET
- Địa chỉ: Thị tứ Bảo Sơn, Bảo Sơn, Lục Nam, Bắc Giang
- Nhà máy sản xuất: Nhà máy sinh học TKS – KCN Hòa Phú, Hòa Phú, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
- Điện thoại: 0868 155 776
- Zalo: 0868 155 776
- Tư vấn kỹ thuật: 0963 679 669 – 0876 686 786
- Email: infoicovet@gmail.com