Lượt xem: 515
BỆNH LIÊN CẦU KHUẨN Ở LỢN
Liên cầu lợn hay liên cầu khuẩn lợn là các tên gọi khác của bênh liên cầu khuẩn ở lợn. Là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây lan từ lợn sang người.
Lứa tuổi bị bệnh
- Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh do Streptococcus Họ: Streptococcaceae, Giống: Streptococcus.
Triệu chứng lâm sàng
- Đối với lợn con theo mẹ nhỏ hơn 1 tuần tuổi: Do Streptococcus type 1. Gây viêm dốn.

- Lợn con có hiện tượng rối loạn vận động ,viêm khớp, sưng khớp, khớp có mủ trắng, bại liệt.

- Đối với lợn cai sữa và lợn thịt, lợn nái: Do Streptococcus type 2: gây bệnh cho heo ở nhiều lứa tuổi khác nhau và truyền lây cho người.
Biểu hiện trên lợn cai sữa và lợn thịt:
+ Sốt cao, bỏ ăn.
+ Dấu hiệu thần kinh: run rẩy, đầu nghiêng, cử động bơi chèo, trợn mắt.

+ Viêm màng não, sung huyết mạch máu não, có hoặc không có viêm khớp.

+ Viêm phổi, gan, thận sung huyết,

+ Viêm sùi van tim, xuất huyết cơ tim, viêm màng ngoài tim.

Biểu hiện trên lợn nái:
- Có thể sẩy thai, viêm tử cung có mủ, viêm thận, viêm bàng quang, nước tiểu đục, có thể có mủ, máu.

Bệnh liên cầu khuẩn ở người
- Thể cấp tính: sốt cao, nhiễm trùng huyết, xuất huyết hoại tử dưới da, shock, suy hô hấp, tuần hoàn, suy đa phủ tạng, tử vong nhanh nếu không kịp điều trị.
- Thể viêm màng não: sốt cao, đau đầu, nôn, có thể hôn mê, không thấy xuất huyết ngoài. Kiểm tra dịch ở tủy thấy nước đục. Bệnh nhân có thể đi vào hôn mê, nếu phát hiện sớm có thể điều trị kịp thời nhưng nếu để muộn có thể dẫn đến phù não, tử vong hoặc để lại các di chứng thần kinh nặng nề.
- Nếu phát hiện người bị các biểu hiện nghi bị nhiễm liên cầu lợn, hãy đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Giải pháp phòng bệnh liên cầu khuẩn ở người
- Không nên sử dụng các sản phẩm thịt không rõ nguồn gốc, thịt lợn chết.
- Cần nấu chín trước khi ăn.
- Không nên sử dụng tiết canh (máu sống) vì nguy cơ mầm bệnh Streptococcus sẽ có trong máu lợn mà chúng ta không biết.
Giải pháp phòng bệnh liên cầu khuẩn ở lợn
- Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Đối với lợn con theo mẹ:
- Dùng Macbox LA hoặc Aziflox LA để tiêm sau khi cắt rốn, liều tiêm 0,5 ml/con.
- Dùng ICO-ANTI VIRUS NƯỚC, cho lợn uống phòng sau khi cắt rối, liều 1 ml/con.

Đối với lợn từ biết ăn cám:
- Khi nguy cơ có dịch bệnh dùng một trong các kháng sinh sau để cho lợn ăn phòng: Macbox Oral hoặc Aziflox Oral, liều dùng 1g hoặc 1 ml/5-10 kg thể trọng/ngày, dùng liên tục 3 ngày.
- Dùng ICO-ANTI VIRUS liều 1g/10 kg thể trọng, trộn cho lợn ăn phòng để tăng cường hệ miễn dịch.

Điều trị bệnh liên cầu khuẩn ở lợn
- Dùng một trong các thuốc Macbox LA hoặc Aziflox LA để tiêm bắp 1ml/5kg P, tiêm 3 ngày.
- Đối với lợn nái bị viêm tử cung có mủ trắng do Streptococcus, ta sử dụng ICO-Siêu sát trùng để bơm vào tử cung cho lợn. Sản phẩm là Nano bác nên rất an toàn và không gây hiện tượng “cháy”, dẫn tới chai thành tử cung. Liều dùng 20 ml + 1 lít nước sạch/con/ngày, dùng 3-5 ngày liên tục.
- Dùng ICO-ANTI VIRUS trộn cho lợn ốm và lợn bệnh ăn để tăng cường hệ miễn dịch.
Tác giả bài viết: Dova Hùng
Nếu bạn muốn làm đại lý hãy ấn vào:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC ICOVET
- Địa chỉ: Thị tứ Bảo Sơn, Bảo Sơn, Lục Nam, Bắc Giang
- Nhà máy sản xuất: Nhà máy sinh học TKS – KCN Hòa Phú, Hòa Phú, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
- Điện thoại: 0868 155 776
- Zalo: 0868 155 776
- Tư vấn kỹ thuật: 0963 679 669 – 0876 686 786
- Email: infoicovet@gmail.com
5/5 - (2 bình chọn)