CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA KHÁNG SINH
– Kháng sinh có tác dụng lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử nhờ cơ chế tác dụng của kháng sinh, thường là một vị trí quan trọng của vi khuẩn hay một phản ứng trong quá trình phát triển của vi khuẩn.
– Để nắm được cơ chế tác dụng của kháng sinh bạn hãy tìm hiểu sơ đồ dưới đây nhé:
– Các kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn thường tác động lên những thành phần bảo vệ, sinh sản, làm ngừng các hoạt động của vi khuẩn như: thành tế bào, màng tế bào, quá trình nhân lên của AND, ARN, tổng hợp protein, PABA.
– Các kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn thường tác động làm gián đoạn lên các thành phần duy trì sự hoạt động của vi khuẩn như: Quá trình tổng hợp Protein, PABA.
– Trường hợp đặc biệt:
+ Nếu dùng đơn nhóm Sulfamid hoặc Trimethoprin thì là có tác dụng kìm khuẩn nhưng khi phối hợp lại thì có tác dụng diệt khuẩn do tác dụng cùng 1 lúc vào các phản ứng enzym liên quan đến axit para-aminobenzoic (PABA), làm ngưng quá trình chuyển hóa Acid Folic.
+ Một số loại dùng ở liều thấp có tác dụng kìm khuẩn nhưng ở nồng độ cao thì có tác dụng diệt khuẩn như: Spectinomycin, Flofenicol, Azithromycin.
– Nhờ cơ chế tác dụng của kháng sinh để tạo nên sơ đồ phối hợp kháng sinh hiệu quả cao.
+ Phối hợp các kháng sinh cùng có tác dụng diệt khuẩn sẽ làm tăng cường tác dụng của mỗi loại kháng sinh, do chúng cùng tác động giết chết vi khuẩn làm vi khuẩn bị tiêu diệt nhanh hơn.
Ví dụ:
- Nhóm Beta lactam tác động phá vỡ thành tế bào phối hợp với nhóm Polypetid có tác động phá vỡ màng tế bào làm cho vi khuẩn bị vỡ ra và chết.
+ Phối hợp giữa các loại kháng sinh có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn thì có tác dụng cộng gộp, do chúng cùng tác động làm kìm hãm sự hoạt động của vi khuẩn tốt hơn, tác dụng này là tổng cộng của các loại kháng sinh.
Ví dụ:
- Nhóm Macrolid tác động lên tiêu phần 50s và nhóm Tetracyclin tác động lên tiểu phần 30s của quá trình tổng hợp Protein của vi khuẩn, khi kết hợp với nhau sẽ tăng tác dụng kìm hãm sự tổng hợp Protein của vi khuẩn.
- Nhóm Macrolid và nhóm Chloramphenicol có cùng đích tác dụng là tiểu phần 50s của quá trình tổng hợp Protein của vi khuẩn. Nhưng chúng tham gia vào quá trình khác nhau: nhóm Macrolid (Azithromycin) tác dụng làm cho các Aminoacid không gắn được vào tARN, còn nhóm Chloramphenicol (Flofenicol) tác dụng làm cho các cầu nối Peptid giữa các Amino acid mới tạo ra không được hình thành, làm cho Protein của vi khuẩn không dược tạo ra. Nếu 2 loại kháng sinh này dùng ở liều gấp 2 lần thì có tác dụng diệt khuẩn mạnh.
+ Phối hợp giữa kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn và kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn thì đối kháng nhau, điều này chỉ xét trên tác dụng trên một loại, nhóm vi khuẩn mà các thuốc cùng có tác dụng. Với cách phối hợp này kháng sinh sẽ bị triệt tiêu nhau vì không có tác dụng do: Nếu kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn vào trước thì nó sẽ tiêu diệt vi khuẩn nên kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn không có tác dụng nữa vì vi khuẩn đã chết. Còn nếu kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn vào trước thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn nên vi kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn bị dư thừa. Kết quả là gây lãng phí kháng sinh và gây hại cho cơ thể.
Ví dụ:
- Phối hợp giữa nhóm Quinolon với các nhóm như: Macrolide, Cloramphenicol hoặc Tetracyclin hay Lincosamid sẽ đối kháng. Nhóm Quinolon tác động lên quá trình tổng hợp ADN làm ADN không được tổng hợp và vi khuẩn sẽ chết, còn nhóm Macrolide, Cloramphenicol hoặc Tetracyclin hay Lincosamid tác động lên quá trình tổng hợp Protein của vi khuẩn làm cho vi khuẩn không tổng hợp được protein nên ngưng hoạt động. Sự phối hợp này sẽ không hiệu quả vì nếu nhóm Quinolon vào trước thì chúng sẽ giết chết vi khuẩn ở giai đoạn tổng hợp ADN và các nhóm Macrolide, Cloramphenicol hoặc Tetracyclin hay Lincosamid không còn cơ hội để tác dụng. Còn các nhóm Macrolide, Cloramphenicol hoặc Tetracyclin hay Lincosamid vào trước thì chúng sẽ tác độc kìm hãm vi khuẩn nên quá trình tổng hợp ADN cũng bị ngưng lại, do đó nhóm Quinolon sẽ không có tác dụng.
Phối hợp kháng sinh là để giúp tăng hiệu quả của kháng sinh và tăng hiệu quả điều trị bệnh. Do đó hãy cân nhắc để tránh lãng phí thuốc, hại cho vật nuôi, thủy sản.
+ Một số trường hợp đặc biệt có thể kết hợp nhóm có tác dụng diệt khuẩn và nhóm có tác dụng kìm khuẩn, do chúng có cùng tác dụng lên một quá trình của vi khuẩn như quá trình tổng hợp Protein.
Ví dụ:
- Nhóm Aminoglycosid có tác dụng trên tiểu phần 30s phối hợp với nhóm Macrolide có tác dụng lên tiểu phần 50s của quá trình tổng hợp Protein của vi khuẩn, do đó chúng có tác dụng cộng gộp, tác dụng này sẽ cho tác dụng diệt khuẩn.
+ Sự kết hợp giữa Sulfamid và Trithoprim nó trở thành một dạng kháng sinh diệt khuẩn. Điều là do nhóm Sulfamid và Trithoprim tác động cùng lúc sẽ làm ngưng quá trình chuyển hóa acid fonic nên làm cho vi khuẩn bị chết. Khi trở thành kháng sinh diệt khuẩn thì chúng có thể kết hợp với nhóm các kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn khác. Nhưng Sulfamid + Trithoprim nó sẽ đối kháng với các nhóm kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn. Nếu dùng riêng thì chỉ kết hợp với các kháng sinh có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.
Ví dụ:
- Sulfamid và Trithoprim (Tỷ lệ 5+1) sẽ kết hợp hiệu quả hơn với nhóm Beta lactam.
+ Nhóm Beta lactam ngoài kết hợp với các kháng sinh diệt khuẩn thì có thể kết hợp với bất cứ một loại kháng sinh kìm khuẩn. Điều này dựa trên cơ chế tác dụng của kháng sinh nhóm Beta lác tam giúp phá vỡ thành tế bào của vi khuẩn để giúp cho các kháng sinh khác dễ xâm nhập vào bên trong của vi khuẩn, đến đích tác dụng.
Ví du:
- Có thể phối hợp nhóm Beta lactam với nhóm Macrolide
+ Các kháng sinh ở cùng một nhóm, sẽ không nên phối hợp với nhau vì nó sẽ tranh chấp đích tác dụng, tăng tính độc, trừ trường hợp phối hợp để tác dụng phổ khuẩn rộng hơn và chống nhờn thuốc.
Ví dụ:
- Không nên phối hợp Tylosin với Spiracin vì chúng sẽ chanh chấp đích tác dụng là 50s.
Trên đây là toàn bộ cơ chế tác dụng của kháng sinh và việc áp dụng để phối hợp kháng sinh hiệu quả.
Để sử dụng kháng sinh hiệu quả bạn hãy đọc thêm cuốn sách BÍ QUYẾT PHỐI HỢP KHÁNG HIỆU QUẢ NHẤT.
Tác giả bài viết: Dova Hùng
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC ICOVET
- Địa chỉ: Thị tứ Bảo Sơn, Bảo Sơn, Lục Nam, Bắc Giang
- Nhà máy sản xuất: Nhà máy sinh học TKS – KCN Hòa Phú, Hòa Phú, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
- Điện thoại: 0868 155 776
- Zalo: 0868 155 776
- Tư vấn kỹ thuật: 0963 679 669 – 0876 686 786
- Email: infoicovet@gmail.com