CÚM GÀ

CÚM GÀ

BỆNH CÚM GIA CẦM Ở GÀ

 

Cúm gà là một cách gọi ngắn gọn của bệnh cúm gia cầm ở gà. Bệnh do virus với khả năng biến chủng cao. Dịch cúm gà gây tỷ lệ chết cao, thiệt hại kinh tế lớn. Cúm gà có khả năng lây sang người.

Virus cúm gà

Virus cúm gà (hay còn gọi là virus cúm A, virus cúm gia cầm) có tên khoa học là Avian Influenza (AI), thuộc họ Orthomyxoviridae trong hệ thống phân loại chung.
Virus cúm gà có dạng hình cầu hay hình khối đa diện, đường kính từ 80-120nm. Đôi khi cũng có dạng hình sợi với chiều dài sợi có thể lên đến 2000nm và đường kính lõi khoảng 80-120nm. Virus có khối lượng phân tử là 250 triệu Da.
Virus có cấu tạo đơn giản bao gồm vỏ (capsid), vỏ bọc ngoài (envelope) và lõi là ARN sợi đơn âm.
Virus cúm gà
Virus cúm gà

Tại sao virus cúm gà lại nguy hiểm

  1. Hệ gen của virus cúm gà luôn luôn biến đổi rất linh hoạt tạo thành các chủng cúm mới có khả năng thích nghi cao hơn và khả năng gây bệnh nặng hơn chủng cũ.
  2. Virus cúm gà có hệ gen được cấu trúc từ 8 phân đoạn riêng biệt và không có gen mã hóa enzyme sửa chữa RNA, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện các đột biến điểm trong các phân đoạn gen/hệ gen qua quá trình sao chép nhân lên của virus, hoặc trao đổi các phân đoạn gen giữa các chủng virus cúm đồng nhiễm trên cùng một tế bào, rất có thể dẫn đến thay đổi đặc tính kháng nguyên tạo nên các chủng virus cúm gà mới.
  3. Thứ ba, virus cúm gà độc lực cao có sự thích nghi rất tốt trên nhiều loại vật chủ khác nhau như gia cầm, thủy cầm, động vật có vú và con người. Điều đó làm cho việc kiểm soát mầm bệnh là vô cùng khó khăn.
  4. Đa phần virus khu trú trong cơ thể chim hoang dã nhưng không có biểu hiện triệu chứng bệnh, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta gần như không thể kiểm soát được sự phát tán của mầm bệnh.

Các chủng cúm gà lưu hành tại Việt Nam

Virus cúm gà là thuộc virus tupe A, trong 15 nhóm thuộc type A thì H5 và H7 có nhiều chủng độc lực cao nhất.
Người ta phân loại virus cúm type A thành các subtype dựa trên các kháng nguyên bề mặt HA (1-18) và NA (1- 9).
Ví dụ như: chủng H7N6 tức là trên vỏ bọc của virus chỉ có gai H7 và gai N9. Từ đó, đáp ứng miễn dịch giữa các chủng virus trên cơ thể nhiễm bệnh là khác nhau.
Có 18 phân typee HA và 9 phân type NA đã được phát hiện, sự tổ hợp giữa các phân type này, về lí thuyết có thể tạo ra rất nhiều các biến chủng khác nhau.

Virus cúm gà H5N1
Virus cúm gà H5N1
  1. Chủng cúm gà H5N1 với 2 biến chủng là H5N1 Re 5 và H5N1 Re6.
  2. Chủng cúm gà H5N6
  3. Chủng cúm gà H5N8, mới xuất hiện
  4. Chủng cúm gà H7N8. Chủng cúm H7N8 và các 3 chủng trên là chủng độc lực cao gây chết nhiều gà.
  5. Chủng cúm gà H9N2, được ghi nhận là chủng có độc lực thấp nhưng nó gây suy giảm miễn dịch, làm cho các bệnh CCRD, ORT… trầm trọng hơn và gà chết do bệnh ghép.

Triệu chứng bệnh cúm gia cầm ở gà

Tùy vào từng chủng gây bệnh cúm gà mà triệu chứng bệnh cúm gia cầm ở gà có biểu hiện khác nhau.

Với các chủng H5N1, H5N6, H5N8, H7N8 có các biểu hiện gà sốt cao, ủ rũ, chết nhanh, tỷ lệ chết cao.

Chủng cúm gà H9N2 với các biểu hiện gà sốt, gà kết phát thêm nhiều các bệnh khác như E.coli kéo màng, CRD, ORT…, tỷ lệ chết phụ thuộc vào các bệnh bội nhiễm.

Bệnh tích bệnh cúm gia cầm ở gà

Bệnh tích cúm gia cầm với các chủng H5N1, H5N6, H5N8 thể hiện xuất huyết mào, tích, da chân.

Xuất huyết nặng mào
Xuất huyết nặng mào
Xuất huyết da chân
Xuất huyết da chân

Bệnh tích mổ khám biểu hiện xuất huyết mỡ, xuất huyết cơ tim, cơ sườn, cơ ức.

Xuất huyết mỡ, cơ tim
Xuất huyết mỡ, cơ tim
Xuất huyết cơ sườn
Xuất huyết cơ sườn

Bệnh tích chủng cúm N7N8 thể hiện xuất huyết mỡ, xuất huyết dạ dày tuyến giống như bệnh Niu cát sơn, nhưng tỷ lệ chết cao.

Xuất huyết dạ dày tuyến
Xuất huyết dạ dày tuyến

Bệnh tích chủng H9N2 biểu hiện không đặc trưng, bệnh tích thường ghép với các bệnh khác.

Cách phòng bệnh cúm gia cầm ở gà

Phòng bệnh cúm gia cầm (cúm gà) hiệu quả bằng giải pháp an toàn sinh học.

Sử dụng vắc xin để tiêm phòng cho đàn gà lúc 2 tuần tuổi, 5 tuần tuổi và trước khi đẻ 15 ngày.

Do các biến chủng của virus cúm gia cầm (virus cúm gà) nên sẽ chứa các kháng nguyên khác nhau nên vắc xin không có sự miễn dịch chéo hoặc sự bảo hộ chéo chỉ đạt tỷ lệ nhất định.

Với vắc xin chứa chủng cúm gà H5N1 Re 5 sẽ có miễn dịch chéo cho H5N1 Re6, H5N6, H5N8.

Vắc xin chứa chủng H5N6 cũng có miễn dịch chéo cho H5N8.

Chủng cúm H9N2 tuy là chủng độc lực thấp nhưng nó gây suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho các mầm bệnh khác xâm nhập, do đó sẽ tăng chi phí sử dụng thuốc, vì vậy chúng ta nên tiêm phòng chủng vắc xin cúm H9N2 vào ngày thứ 9.

Để phòng bệnh cúm gia cầm bằng vắc xin bà con nên tiêm đủ các chủng lưu hành.

Với trường hợp chủng lưu hành chưa có vắc xin thì có thể sử dụng vắc xin có miễn dịch chéo để tiêm.

Để tăng cường hiệu quả sử dụng của vắc xin công ty chúng tôi khuyến cáo bà con nên sử dụng ICO-ANTI VIRUS trước và sau khi làm vắc xin 3 ngày để tăng cường sự đáp ứng miễn dịch, tăng khả năng thực bào, tăng cường tạo ra kháng thể, tăng hiệu quả phòng bệnh của vắc xin. Hơn thế nữa ICO-ANTI VIRUS sẽ giúp gà khống chế các bệnh gây bại huyết như bệnh E.coli kéo màng, giúp gà luôn khỏe mạnh, tăng cường sức chống đỡ với mầm bệnh.

ICO-ANTI VIRUS NƯỚC
ICO-ANTI VIRUS NƯỚC

Định kỳ 15 ngày 1 lần sử dụng ICO-NANO TECH AG+ là Siêu sát trùng để khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi gà. Đối với chuồng lồng nên phun trực tiếp thật tơi vào đàn gà để diệt mầm bệnh ở đường hô hấp và phổi.

ICO-NANO TECH AG+
ICO-NANO TECH AG+

Điều trị bệnh cúm gia cầm

Bệnh cúm gia cầm (cúm gà) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan mạnh, tỷ lệ chết cao và có nguy cơ lây sang con người. Theo pháp lệnh thú y thì đàn gà bị bệnh cúm sẽ phải tiêu hủy theo quy trình.

Nếu đàn gà bị bệnh cúm gia cầm mà đã được tiêm vắc xin chủng gây bệnh thì biện pháp điều trị như sau:

  • Hạ sốt + tăng cường sức đề kháng cho gà bằng sử dụng 1g/5kg thể trọng ICO-Hạ sốt thảo dược +1 ml/5 kg thể trọng/ngày ICO-Anti virus (Kháng virus, tăng đại thực bào) + 1 ml/5 kg thể trọng/ngày ICO-Kháng viêm thảo dược (Kháng viêm, chống lại bệnh tích do viêm gây chết gà) + 1 g/5 kg thể trọng/ngày ICO-Acid hữu cơ chanh (Giải độc, hồi phục sức khỏe). Dùng liên tục 7-10 ngày.
ICO-KHÁNG VIÊM THẢO DƯỢC
ICO-KHÁNG VIÊM THẢO DƯỢC
  • Điều trị bệnh kế phát.
  • Tiêm lại vắc xin chủng gây bệnh.
  • Dọn chất độn sau khi đàn gà khỏi bệnh, khử trùng và rắc chấu mới. Khử trùng cả khu vực chăn nuôi bằng ICO-NANO TECH AG+, liều 5 ml/lít nước, phun đều ướt bề mặt.

Đàn gà bị dịch cúm gà nếu không điều trị khỏi thì ta tiêu hủy, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi. Để trống chuồng ít nhất 15 ngày sau mới được tái đàn. Khi vào đàn mới nên tiêm vắc xin cúm chủng lưu hành (chủng cúm đã gây bệnh lứa trước). Khuyên bà con nên sử dụng ICO-ANTI VIRUS để tăng hiệu quả phòng bệnh cúm gà.

Chúc bà con phòng bệnh cúm gà hiệu quả cao nhất.

Tác giả bài viết: Dova Hùng

Nếu bạn muốn làm đại lý hãy ấn vào

Liên hệ để làm đại lý ICOVET:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC ICOVET

 

 

5/5 - (2 bình chọn)

"Công ty Chúng tôi có bộ tài liệu thực chiến về thú y, chăn nuôi. Bạn hãy để lại thông tin để nhận miễn phí!"