HEO NÁI BỊ MẤT SỮA

HEO NÁI BỊ MẤT SỮA

 

Nguyên nhân heo (lợn) bị mất sữa

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên heo nái bị mất sữa như: 

  1. Hội chứng viêm tử cung – viêm vú – mất sữa (hội chứng MMA)
  2. Heo nái mắc bệnh PED do virus (Porcine Epidemic Diarrhea), virus gây bệnh tiêu chảy cấp tính ở heo.
  3. Heo nái mắc bệnh tai xanh, bệnh do virus PRRS (PRRSv), là bệnh gây rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo.
  4. Heo nái mắc bệnh cúm heo, bệnh do virus cúm typ A thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra ở heo (lợn).
  5. Heo nái mắc bệnh xảy thai truyền nhiễm, bệnh do vi khuẩn Brucella suis (B.suis) gây ra. Đây là vi khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn Gram (-) âm, với 5 chủng vi khuẩn gây bệnh với các triệu chứng bệnh khác nhau.
  6. Heo nái mắc bệnh Lepto (Leptospirosis), vi khuẩn Leptospira là xoắn khuẩn bắt màu gram (-) âm, 2 đầu có móc giúp xoắn khuẩn bám vào các tổ chức của cơ thể vật nhiễm bệnh.
  7. Heo nái thiếu chất dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu, mệt mỏi sau khi sinh.
  8. Tiêm các dòng kháng sinh gây mất sữa như: Penicillins, Cephalosporins, Macrolides và Aminoglycosides.
  9. Tiêm dòng kháng viêm gây mất sữa như: Dexathethasone
  10. Một số thuốc như Estrogen, Testosteron, Progestin, Pseudoephedrin và các dẫn xuất Ergot như Bromocriptin, Ergotamin, Cabergolin được ghi nhận có là các loại thuốc làm heo nái bị mất sữa, do thuốc làm giảm bài tiết Prolactin từ tuyến yên hoặc ức chế hoạt tính của hormone này trên các mô tạo sữa.
  11. Thiếu Prolactin làm cho sữa không được sản xuất.
  12. Thiếu Oxytocin làm cho sữa không được giải phóng.
Lợn bị viêm vú lâu ngày
Lợn bị viêm vú lâu ngày

Cơ chế tiết sữa của mẹ:

– Sữa mẹ được tạo thành như thế nào?

Estrogen, Progesterone, Prolactin và Oxytocin là 4 loại hormone tác động đến quá trình sản xuất sữa mẹ. Cơ chế bài tiết sữa mẹ là cơ thể heo mẹ tự điều chỉnh hàm lượng các hormone này để sản sinh sữa.

  • Bầu vú phát triển: Estrogen và Progesterone sẽ tham gia vào quá trình này để sẵn sàng cho việc sản xuất sữa. Khi mang thai, cơ thể của heo mẹ sẽ giải phóng hai loại hormone này. Estrogen đóng vai trò làm tăng kích thước và tăng số lượng ống dẫn sữa, trong khi Progesterone kích thích sự phát triển của tuyến nang và thuỳ tuyến sữa. Hai hormone này kết hợp có tác dụng ức chế sản xuất sữa của cơ thể trong thời kỳ mang thai. Sau khi sinh, lượng tiết ra của hai loại hormone này giảm xuống, là dấu hiệu để cơ thể heo mẹ tạo sữa. (1)
  • Sản xuất sữa: Cơ chế sản xuất sữa có sự tham gia của Prolactin. Khi heo mẹ cho heo con bú, núm vú sẽ kích thích bài tiết Prolactin, rồi sau đó sẽ chạy vào máu làm cho vú sản xuất ra sữa. (2)
  • Giải phóng sữa khỏi bầu vú: Oxytocin giúp sữa được giải phóng từ bầu vú của heo mẹ. Khi heo con bắt đầu kéo núm vú và hút, cũng là lúc hormone Oxytocin được giải phóng. Oxytocin có chức năng làm co bóp các cơ quanh nang, đẩy sữa thoát ra khỏi nang tới các núm vú, rồi sau đó chảy vào miệng heo con. Đây cũng chính là quá trình phản xạ phun sữa. Nếu phản xạ Oxytocin không làm việc tốt thì heo con sẽ gặp khó khăn trong việc nhận sữa, mặc dù vú vẫn sản xuất sữa nhưng lại không tống sữa ra. (3)
  • Ức chế tiết sữa: Ức chế tiết sữa sẽ xuất hiện khi trong vú heo mẹ đọng lại một lượng lớn sữa. Khi đó, chất ức chế sẽ được tiết ra và làm cho vú dừng việc tiết sữa. Do đó, để vú tạo nhiều sữa, bà con nên cho heo con bú nhiều lần trong ngày và bú hết các núm vú, tránh tình trạng vú không được bú sẽ không có sữa và bị teo đi.

– Cơ chế bài tiết sữa mẹ và phun sữa:

Hai cơ chế mà bà con cần hiểu rõ để có được lượng sữa dồi dào trong thời kỳ heo cho con bú đó là:

Phản xạ tiết sữa

  • Khi heo mẹ cho heo con bú, núm vú sẽ kích thích bài tiết Prolactin, rồi sau đó sẽ chạy vào máu làm cho vú sản xuất ra sữa. Thông thường, Prolactin sẽ tồn tại trong máu trong vòng 30 phút sau bữa bú của bé, do đó nó có tác dụng giúp vú tạo sữa cho những lần bú tiếp theo. Chính vì vậy, việc cho heo con càng bú nhiều thì vú của người heo mẹ sẽ tạo ra càng nhiều sữa. Theo các chuyên gia, Prolactin được sản xuất nhiều nhất vào ban đêm, vì vậy khuyến khích heo mẹ cho heo con bú vào ban đêm để duy trì lượng sữa ổn định.

Phản xạ phun sữa

  • Phản xạ phun sữa được hiểu là khi Oxytocin giúp sữa được giải phóng từ bầu ngực của mẹ. Khi bé bắt đầu kéo núm vú và hút, cũng là lúc Hormone oxytocin được giải phóng. Oxytocin tham gia vào cơ chế tiết sữa của heo mẹ nhờ có chức năng làm co bóp các cơ quanh nang, đẩy sữa thoát ra khỏi nang tới các núm vú..
  • Các yếu tố stress tác động đến heo mẹ rất dễ ảnh hưởng đến phản xạ Oxytocin. Khi heo ít có phản xạ hung giữ để giữ con sẽ tiết sữa tốt hơn. Do đó người chăm sóc heo mẹ cần làm quen và thân thiện với heo nái từ trước lúc đẻ.
Heo con bú sữa
Khi heo con bú sữa sẽ kích thích tiết Prolactin

Điều trị heo (lợn) nái bị mất sữa

  • Khi heo nái có biểu hiện mất sữa thì sẽ không cho heo con bú, heo con đói, kêu la.

– Chúng ta cần xác định nguyên nhân do đâu mà dẫn tới heo nái bị mất sữa để có giải pháp điều trị hiệu quả.

  • Nếu heo nái mắc bệnh truyền nhiễm thì cần điều trị nguyên nhân gây bệnh.
  • Cần dùng thuốc trợ sức, trợ lực, hạ sốt, giảm đau, kháng viêm cho heo nái sau sinh, giúp cho heo nái nhanh bình phục.
  • Nếu heo nái bị mất sữa do tiêm nhầm các thuốc kháng sinh, kháng viêm thì ngưng ngay thuốc và cho sử dụng ICO-ACID HỮU CƠ CHANH để giúp tăng cường giải độc, đào thải.
  • Nếu tiêm nhầm hormone như trên thì cần tiêm Oxytocin (20 UI)/nái, sau 30 phút thì cho heo con vào bú. Việc sử dụng Oxytocin để chữa heo bị mất sữa cũng được áp dụng khi không tiêm nhầm các thuốc gây ức chế tiết Prolactin.
  • Nếu heo mẹ mất sữa (không có sữa) do thiếu chất dinh dưỡng thì cần bổ sung ngay.
  • Phương pháp nhân gian thường dùng là cho heo ăn cháo nấu gạo nếp và quả đu đủ xanh sau khi heo nái sinh xong. Với công thức này heo nái sẽ sớm có sữa lại và nhiều sữa hơn.
  • Kết hợp với giải pháp sử dụng các sản phẩm kích sữa giúp heo nái tiết lại sữa.

Giải pháp phòng heo nái bị mất sữa

  • Để phòng cho heo nái không bị mất sữa thì cần thực hiện các giải pháp phòng bệnh, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt.
  • Phương pháp nhân gian thường dùng là cho heo ăn cháo nấu gạo nếp và quả đu đủ xanh sau khi heo nái sinh xong. Với công thức này heo nái sẽ sớm có sữa lại và nhiều sữa hơn.
  • Sử dụng sản phẩm có tác dụng kích thích tiết sữa.

 

Tác giả bài viết: Dova Hùng

Nếu bạn muốn làm đại lý hãy ấn vào:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC ICOVET

 

 

Đánh giá bài viết này post

"Công ty Chúng tôi có bộ tài liệu thực chiến về thú y, chăn nuôi. Bạn hãy để lại thông tin để nhận miễn phí!"