MYCOPLASMA SUIS

MYCOPLASMA SUIS

BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU Ở LỢN

 

Bệnh do Mycoplasma suis hay còn gọi là bệnh ký sinh trùng đường máu ở lợn. Dưới đây là cách nhận biết và giải pháp phòng trị bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Mycoplasma suis là một loại Mycoplasma nhiễm vào hồng cầu gây thiếu máu. Trước đây bệnh này được gọi là Eperythrozoonosis và được cho là do một loại rickettsia có tên là Eperythrozoon suis bám vào hồng cầu. Nhờ những tiến bộ kỹ thuật, sinh vật này đã được phân loại lại thành Mycoplasma. Bệnh lâm sàng thường thấy ở lợn con theo mẹ và lợn choai, nhưng cũng có thể gây ra các vấn đề về sinh sản. Vi khuẩn này có khả năng đi qua nhau thai và là nguyên nhân dẫn đến việc sinh ra những lợn con yếu ớt, xanh xao và tỷ lệ chết trước cai sữa cao. Bệnh phổ biến và có thể được phát hiện ở cả lợn khỏe mạnh lẫn lợn bệnh.
  • M. suis có dạng hình cầu hoặc oval, kích thước khoảng 0,8 μm – 2,5 μm. Do M. suis kí sinh trên và trong tế bào hồng cầu nên lợn bị nhiễm M. suis có tình trạng giảm tỷ lệ và số lượng hồng cầu, nồng độ hemoglobin, glucose và sắt, trong khi nồng độ bilirubin trong máu gia tăng, dẫn đến sự thiếu máu cấp hoặc mãn tính ở lợn nhiễm bệnh, làm giảm năng suất, gia tăng tỷ lệ nhiễm kế phát, chết do bội nhiễm ở tất cả các nhóm lợn nhiễm M. suis (Ritzmann et al., 2009).
Mycoplasma suis ký sinh ở hồng cầu
Mycoplasma suis ký sinh ở hồng cầu
  • Phết máu nhuộm màu cam Acridin của một con lợn bị nhiễm M. suis trong thí nghiệm (hồng cầu: có nhãn màu xanh lá cây; M. suis : có nhãn màu cam; Hoelzle, 2007).
M. suis ký sinh trên hồng cầu lợn
M. suis ký sinh trên hồng cầu lợn

Triệu chứng lâm sàng

Đối với lợn nái

Bệnh cấp tính:

  • Biếng ăn
  • Sốt 40-42°C.
  • Thiếu máu.
  • Tăng nhịp thở.
  • Không lên giống.
  • Da nhợt nhạt (vàng da).
  • Mất sữa.
  • Sảy thai.
Lợn nái xảy thai
Lợn nái xảy thai
  • Tăng số lợn lốc mủ sau khi phối.
Lợn bị lốc mủ do viêm
Lợn bị lốc mủ do viêm
  • Giảm tỷ lệ thụ thai.
  • Suy giảm khả năng sinh sản.

Lợn con theo mẹ:

  • Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây ra vàng da.
  • Có xu hướng xảy ra nhiễm trùng thứ cấp như Salmonella, Streptococcus suis
  • Nhiều trường hợp mãn tính dẫn đến chậm lớn và lợn không phát triển.
  • Lợn xanh xao, thiếu máu.

Lợn cai sữa và vỗ béo:

  • Thiếu máu.
  • Lợn xanh xao (vàng da).
Lợn nhạt màu, niêm mạc nhợt nhạt
Lợn nhạt màu, niêm mạc nhợt nhạt
  • Tăng trưởng chậm hoặc không đồng đều.
  • Lợn thể trạng xấu, gầy còm, xù lông.
Lợn gầy xù lông
Lợn gầy xù lông
  • Lợn nhiễm M. suis có các triệu chứng lâm sàng điển hình hoại tử rìa tai (bệnh xanh tím đầu chi; Hoelzle, 2007).
Hoại tử rìa tai
Hoại tử rìa tai
  • Hoại tử chóp đuôi.
Hoại tử mỏm đuôi
Hoại tử mỏm đuôi

Bệnh tích điển hình

  • Da và niêm mạc nhợt nhạt do sự phân hủy các tế bào hồng cầu trong máu, sự tích tụ của các sản phẩm phụ trong gan và sản xuất một chất gọi là bilirubin.
Da và niêm mạc vàng
Da và niêm mạc vàng

Con đường lây truyền

  • Côn trùng cắn
  • Nội ký sinh.
  • Chấy hoặc ghẻ.
  • Cắn nhau/hành vi bất thường.
  • Tiêm vaccine cho nhiều nái bằng cùng một mũi kim.
  • Khi thực hiện cắt đuôi, bấm răng và khi tiêm sắt cho lợn con.

Chẩn đoán bệnh Mycoplasma suis

  • PCR.
  • Phết máu bằng và nhuộm Wright (không chính xác bằng PCR).
  • Sự hiện diện của vi khuẩn không xác nhận chẩn đoán lâm sàng.
  • Các xét nghiệm huyết thanh cho đến nay vẫn không đáng tin cậy mặc dù đã được cải thiện.

Giải pháp phòng bệnh

  • Sát trùng dụng cụ xử lý heo con (cắt đuôi, bấm răng, thiến…). Sát trùng chuồng trại chăn nuôi định kỳ 15 ngày 1 lần bằng ICO-SIÊU SÁT TRÙNG, liều dùng 3 ml/lít nước sạch, phun tơi vào đàn lợn và ướt bề mặt nền, tường, dụng cụ chăn nuôi.
ICO-SIÊU SÁT TRÙNG
ICO-SIÊU SÁT TRÙNG
  • Thường xuyên thay kim tiêm vaccine hoặc điều trị.
  • Sử dụng ICO-ANTI ASF để trộn vào thức ăn cho nái trước khi phối 7 ngày, liều dùng 1 g/10 kg thể trọng, dùng cho lợn con theo mẹ 0,5 g/con vào các ngày 1, 3, 7 khi bắt tiêm vắc xin, dùng cho lợn con cai sữa 2g/con liên tục 7 ngày, dùng cho lợn thịt với liều 1g/5 kg thể trọng, dùng liên tục 7 ngày, mục địch giúp tăng cường hệ miễn dịch, truy tìm và tiêu diệt mầm bệnh.
ICO-ANTI ASF Giải pháp phòng chống hiệu quả bệnh dịch tả lợn châu phi
ICO-ANTI ASF – Kích hoạt hệ miễn dịch để chống lại các bệnh truyền nhiễm
  • Khi áp mầm bệnh trong khu vực trang trại cao hoặc trang trại xảy ra bệnh thì nên sử dụng thêm ICO-HÔ HẤP PHỰC HỢP HEO để trộn phòng cho đàn lợn liên tục 7 ngày với liều 1g/20 kg thể trọng.
ICO-HÔ HẤP PHỨC HỢP HEO
ICO-HÔ HẤP PHỨC HỢP HEO

Giải pháp điều trị bệnh 

Đối với cá thể bị bệnh

  • Sử dụng ICO-AZIFLOX LA + ICO-KETOSAL để tiêm bắp với liều 1 ml/25 kg thể trọng/ngày, tiêm nhắc lại sau 2 ngày.

Đối với toàn đàn

ICO-HÔ HẤP PHỨC HỢP HEO
ICO-HÔ HẤP PHỨC HỢP HEO
  • Sản phẩm ICO-HÔ HẤP PHỨC HỢP HEO chứa thành phần Tiamulin hydrogen fumarate đã được nghiên cứu giúp điều trị hiệu quả bệnh ký sinh trùng đường máu ở lợn. Ngoài ra ICO-HÔ HẤP PHỨC HỢP HEO còn chứa thêm thành phần kháng sinh khác, kháng viêm, hạ sốt, tá dược dẫn thuốc vào máu, tá dược khử đắng, bám cám.
  • Kết quả thử nghiệm ở trại nái 600 con. 
  • Giá trị huyết sắc tố của lợn con (Hình 1)
  • Các thông số kỹ thuật của lợn cai sữa (ngày 20 đến 69 sau khi sinh) của nhóm đầu tiên sau điều trị (n=6520) so với 4 nhóm cuối cùng trước khi điều trị (n=6843; Hình 2, 3 và 4)
  • Phân tích máu PCR M. suis

Hình 1. Hàm lượng hemoglobin ngày 16 (mmol/l) trước và sau điều trị.

Hàm lượng Hemoglubin tăng
Hàm lượng Hemoglubin tăng

Hình 2. Tỷ lệ tử vong trước cai sữa (%) trước và sau điều trị.

Tỷ lệ chết giảm
Tỷ lệ chết giảm

Hình 3. Cân nặng lúc cai sữa (kg) trước và sau điều trị.

Cân năng lúc cai sữa tăng
Cân năng lúc cai sữa tăng

Hình 4. Tăng trọng trung bình ngày (g/ngày) ở trang trại lợn trước và sau điều trị.

Tăng trọng trung bình tăng
Tăng trọng trung bình tăng
  • Ba tháng sau khi điều trị, không có kết quả dương tính nào được tìm thấy khi thực hiện tổng cộng 20 lần phân tích máu PCR ở lợn nái, lợn nái hậu bị và lợn cai sữa.
  • Dùng ICO-ANTI ASF để trộn cho toàn đàn với liều như phòng bệnh ở trên, dùng liên tục 7-14 ngày.
ICO-ANTI ASF
ICO-ANTI ASF
  • Khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng ICO-SIÊU SÁT TRÙNG.

Chúc bà con kiểm soát hiệu quả bệnh ký sinh trùng đường máu ở lợn do Mycoplasma suis.

Nguồn tham khảo: 3tres3, huvepharma, 3R

Tác giả bài viết: Dova Hùng

Nếu bạn muốn làm đại lý hãy ấn vào

Liên hệ để làm đại lý ICOVET:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC ICOVET
5/5 - (1 bình chọn)

"Công ty Chúng tôi có bộ tài liệu thực chiến về thú y, chăn nuôi. Bạn hãy để lại thông tin để nhận miễn phí!"