SƠ ĐỒ PHỐI HỢP KHÁNG SINH

SƠ ĐỒ PHỐI HỢP KHÁNG SINH

 

Qua trên 16 năm nghiên cứu về phối hợp kháng sinh, Dova Hùng đã tạo ra sơ đồ phối hợp kháng sinh hiệu quả. Nếu bạn là người mới vào nghề hãy tải nó về máy để có thể xem lại mỗi khi cần nhé. 

Sơ đồ phối hợp kháng sinh Dova Hùng
Sơ đồ phối hợp kháng sinh Dova Hùng

Sơ đồ này thì sẽ áp dụng chung cho cả việc phối hợp thuốc kháng sinh cho người, động vật và động vật thủy sản.

Cách học và nhớ sơ đồ nguyên tắc phối hợp kháng sinh của Dova Hùng

  1. Vòng ngoài của sơ đồ:

– Là các nhóm kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn.

  1. Vòng trong của sơ đồ:

– Là các nhóm kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn ở nồng độ cao.

  1. Các phần chú thích:

– Nhóm kháng sinh có những loại kháng sinh nào.

– Các chỉ dẫn về sơ đồ

  1. Trường hợp đặc biệt:

– Nhóm Beta lactam không đối kháng với nhóm Sulfamid

  1. Với các mũi tên hai chiều ↔:

– Là các nhóm ở vòng ngoài khi kết hợp với nhau sẽ làm tăng tác dụng của nhau lên nhiều lần gọi là tác dụng tăng cường.

– Beta lactam <tác dụng tăng cường khi kết hợp cùng > Polypeptid

Ví dụ:

  • Ampicillin hoặc Amoxillin phối hợp với Colistin sẽ cho tác dụng tăng cường do chúng có chung mục tiêu là pha vỡ thành, màng tế bào giúp tiêu diệt vi khuẩn nhanh hơn.

– Beta lactam <tác dụng tăng cường khi kết hợp cùng > Quinolon

Ví dụ:

  • Ampicillin hoặc Amoxillin phối hợp với Enrofloxacin sẽ cho tác dụng tăng cường do Betalactam có tác dụng làm tổn thương thành tế bào còn Enrofloxacin làm hạn chế nhân lên của chuỗi AND.

– Beta lactam <tác dụng tăng cường khi kết hợp cùng > Aminosid

Ví dụ:

  • Ampicillin hoặc Amoxillin phối hợp với Gentamycin sẽ cho tác dụng tăng cường do Beta lactam có tác dụng làm tổn thương thành tế bào còn Gentamycin tác động làm ngưng quá trình tổng hợp Protein của vi khuẩn

Hay Ceftiofur + Gentamycin sẽ cho tác dụng tăng cường

– Polipeptid <tác dụng tăng cường khi kết hợp cùng > Quinolon

Ví dụ:

  • Colistin phối hợp với Enrofloxacin sẽ cho tác dụng tăng cường do Colistin có tác động là phá vỡ màng tế bào còn Enrofloxacin làm ngưng quá trình tổng hợp AND.

– Polipeptid <tác dụng tăng cường khi kết hợp cùng > Aminosid.

Ví dụ:

  • Colistin phối hợp với Gentamycin sẽ cho tác dụng tăng cường do Colistin tác động phá vỡ màng tế bào còn Gentamycin tác động làm ngưng quá trình tổng hợp Protein của vi khuẩn

– Quinolon <tác dụng tăng cường khi kết hợp cùng > Aminosid

Ví dụ:

  • Enrofloxacin phối hợp với Gentamycin sẽ cho tác dụng tăng cường do Enrofloxacin tác động làm ngưng quá trình tổng hợp AND còn Gentamycin tác động làm ngưng quá trình tổng hợp Protein của vi khuẩn làm giết chết vi khuẩn nhanh hơn.
  1. Với “-“ dấu kết nối

– Là các nhóm kháng sinh có thể kết hợp được với nhau.

– Nhóm kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn như: Aminosid và Polipeptid có thể kết hợp được với nhóm kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn như Tetracyclin, Cloramphenicol, Macrolid, Lincosamid, Sulfamid, Trimethoprim cho tác dụng cộng gộp.

Ví dụ:

  • Oxytetacyclin + Colistin ; Oxytetracyclin + Neomycin do chúng cùng tác động lên một quá trình tổng hợp Protein của vi khuẩn.
  • Lincomycin + Spectinomycin
  • Tylosin + Colistin,  Tilosin + Gentamycin,  Gentaymycin + Trimothoprim sự phối hợp này sẽ là cộng gộp tác dụng để tiêu diệt vi khuẩn một cách tốt hơn.
  1. Nhóm kháng sinh ở giữa sơ đồ phối hợp kháng sinh

– Là các nhóm kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn có thể kết hợp được với nhau cho tác dụng cộng gộp do chúng cùng tác động ức chế sự phát triển của vi khuẩn như sinh tổng hợp Protein, PABA

Ví dụ:

  • Tylosin + Florfenicol.
  • Tylosin + Doxycillin cùng tác dụng lên quá trình tổng hợp Protein của vi khuẩn.
  • Florfenicol + Doxycillin cũng vậy
  1. Trường hợp đặc biệt

– Nhóm Sulfamid + Trithoprim sẽ trở thành một loại kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn.

  1. Với >< hai mũi tên đối ngược nhau

– Là các nhóm kháng sinh có tác dụng đối kháng nhau.

Ví dụ: Các tác dụng đối kháng

  • Amoxicillin (Ampicillin, Ceftiofur) + Doxycillin là tác dụng đối kháng trên vi khuẩn E.coli, Clostridium perfringen, Staphynococus, Streptococcus… do: Amoxicillin tác động làm tổn thương màng tế bào có tác dụng giết chế vi khuẩn do vi khuẩn không có màng. Còn Doxycillin gắn vào tiểu thể 30s, tác động gián đoạn quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Do đó không nên phối hợp hai loại kháng sinh này để điều trị bệnh nhiễm khuẩn do các tác nhân trên.
  • Các cách phối hợp ở dưới cũng vậy:
  • Amoxicillin(Ampicillin, Ceftiofu) + Flofenicol.
  • Enrofloxacin + Florfenicol (Thiamphenicol), Enrofloxacin + Oxytetracyclin(Doxycillin); Enrofloxacin + Tylosin (Tilmicosin); Enrofloxacin + Lincomycin; Enrofloxacin + Tiamulin  là đối kháng toàn diện.

* Chú ý: Tác động làm gián đoạn sự tổng hợp Protein của vi khuẩn sẽ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, còn tác động làm ngưng sự tổng hợp Protein của vi khuẩn thì sẽ giết chết vi khuẩn do Protein không được tổng hợp để duy trì sự sống.

Sách phối hợp kháng sinh
Sách phối hợp kháng sinh

Mọi người sẽ hiểu hơn về sơ đồ phối hợp kháng sinh khi đọc thêm cuốn sách PHỐI HỢP KHÁNG SINH của tác giả Dova Hùng.

Tác giả bài viết: Dova Hùng

Nếu bạn muốn làm đại lý hãy ấn vào:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC ICOVET
5/5 - (3 bình chọn)

"Công ty Chúng tôi có bộ tài liệu thực chiến về thú y, chăn nuôi. Bạn hãy để lại thông tin để nhận miễn phí!"