THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH DỊCH TẢ CHÂU PHI

ICO-ANTI ASF

 

ICO-ANTI ASF là thuốc điều trị bệnh dịch tả châu phi rất hiệu quả. Thuốc chứa thành phần hoạt chất Apigenin 98%, các Polysaccharide, Allicin, Selen và vitamin E, giúp khống chế hiệu quả virus dịch tả châu phi, tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả cao.

– Virus dịch tả lợn châu Phi (ASFV) là một trong những căn bệnh tàn phá nhất đối với lợn nhà mà không có vắc xin hiệu quả. Flavonoid, các sản phẩm tự nhiên được phân lập từ thực vật, đã được báo cáo là có hoạt tính kháng virus in vitro và in vivo đáng kể chống lại các loại virus khác nhau.

Công ty TNHH công nghệ sinh học ICOVET cùng với nhà máy sinh học đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO: 9001 – 2015, đã nghiên cứu và tạo ra sản phẩm ICO-ANTI ASF, sản phẩm giúp kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi rất hiệu quả. Sản phẩm dựa trên kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, chứng minh tác dụng kháng virus dịch tả lợn châu phi của Apigenin đối với sự sao chép của ASFV trong các tế bào Vero.

Apigenin là gì ?

– Apigenin (4′,5,7-trihydroxyflavone), được tìm thấy trong nhiều loại thực vật, là một sản phẩm tự nhiên thuộc nhóm flavoneid , là aglycone của một số glycoside tự nhiên. Nó là chất rắn kết tinh màu vàng. Công thức hóa học C15H10O5.

Apigenin là gì
Cấu tạo hóa học Apigenin

Kết quả nghiên cứu khả năng khống chế ASF virus của Apigenin của nước ngoài

Kết quả được đăng tải trên https://www.researchgate.net/. Nội dung này có bản quyền. Áp dụng các điều khoản và điều kiện tại: https://www.nature.com/info/additional-terms

Cấu trúc hóa học của flavonoid và độc tính tế bào đối với tế bào Vero

– Cấu trúc hóa học của flavonoid và độc tính tế bào đối với tế bào Vero. (a) Cấu trúc flavonoid cơ bản (1) và sự phân bố khác nhau của các nhóm hydroxyl nằm trên các vòng flavonoid của apigenin (2), catechin (3), genistein (4), luteolin (5) và quercetin (6). ( b ) Đồ thị cho thấy khả năng sống của tế bào được xác định sau 96 giờ xử lý với các nồng độ flavonoid khác nhau. (c) Đồ thị hiển thị giá trị CC50 cho từng hợp chất được xác định bằng phân tích hồi quy tuyến tính.

– Giá trị biểu thị kết quả trung bình và độ lệch chuẩn từ ba thí nghiệm độc lập

Cấu trúc hóa học của flavonoid và độc tính tế bào đối với tế bào Vero
Cấu trúc hóa học của flavonoid và độc tính tế bào đối với tế bào Vero

Ảnh hưởng của flavonoid đến năng suất ASFV trong các thử nghiệm tác dụng kháng virus khác nhau.

– Hiệu suất virus trong (a) sàng lọc ban đầu, (b) phụ thuộc vào liều lượng, (c) thời gian bổ sung và (d) xét nghiệm xâm nhập.

– Trong xét nghiệm sàng lọc sơ cấp, các tế bào được xử lý bằng Luteolin (25 M), Apigenin (50 M), Genistein (100 M), Quercetin (100 M) và Catechin (100 M). Trong các thử nghiệm còn lại, tế bào được xử lý bằng Apigenin (50 μM).

– Giá trị biểu thị kết quả trung bình và độ lệch chuẩn từ ba thí nghiệm độc lập.

Ảnh hưởng của Flavonoid đến năng suất ASFV
Ảnh hưởng của Flavonoid đến năng suất ASFV

Hiệu quả của việc điều trị liên tục Apigenin đối với tế bào nhiễm ASFV

– Kết quả thể hiện hình (a) Ức chế CPE liên quan đến ASFV trong tế bào Vero sau 144 giờ điều trị.

– Các tế bào Vero chưa bị nhiễm được sử dụng làm đối chứng (1), trong khi các tế bào bị nhiễm ASFV nhưng chưa được điều trị được sử dụng làm đối chứng âm tính (2).

– Các tế bào Vero được xử lý bằng Apigenin ở nồng độ 25 μm và 50 μm (lần lượt là 3 và 5) cho thấy không có CPE, trái ngược với điều trị 12,5 μm, trong đó nhìn thấy CPE hoàn chỉnh (4). 

– Hình (b) Hiệu giá virus của chất nổi phía trên được thu thập từ các thí nghiệm xử lý liên tục.

– Hình (c) Khuếch đại PCR gen p72 của virus phân lập từ các tế bào bị nhiễm ASFV tiếp xúc với điều trị bằng Apigenin.

Điều trị tế bào nhiễm ASF virus liên tục bằng Apigenin
Điều trị tế bào nhiễm ASF virus liên tục bằng Apigenin

Kết quả tổng hợp protein đặc hiệu ASFV và hình thành các nhà máy sản xuất virus trong các tế bào được xử lý bằng Apigenin.

– Hình ( a ) Biểu hiện protein sớm và muộn (được biểu thị bằng mũi tên) trong các tế bào có và không có điều trị bằng Apigenin.

– Hình (b) Một nhà máy ASFV (được biểu thị bằng mũi tên) được nhuộm bằng phương pháp Feulgen.

– Hình (c) Đồ thị biểu thị tỷ lệ phần trăm các nhà sản xuất virus ở các nồng độ Apigenin khác nhau.

– Hình (d) Đồ thị thể hiện hàm lượng DNA của các nhà máy sản xuất virus ở các nồng độ Apigenin khác nhau.

Tổng hợp protein đặc hiệu ASFV và hình thành các nhà máy sản xuất virus trong các tế bào được xử lý bằng apigenin
Tổng hợp protein đặc hiệu ASFV và hình thành các nhà máy sản xuất virus trong các tế bào được xử lý bằng Apigenin
Ấn vào nút trên để nhận tư vấn qua zalo
Ấn vào nút trên để nhận tư vấn ICO-ANTI ASF qua zalo

Kết quả nghiên cứu khả năng khống chế ASF virus của Apigenin của nước Việt Nam

Kết quả này được đăng tải trên trang: https://nhachannuoi.vn/danh-gia-kha-nang-uc-che-virus-dich-ta-lon-chau-phi-cua-mot-so-don-chat-co-nguon-goc-thao-duoc-2/

Kết quả kiểm tra khả năng gây độc tế bào của Apigenin và các đơn chất có nguồn gốc thảo dược trong nước.

– Trước khi thử khả năng ức chế ASFV của các đơn chất, nhóm nghiên cứu(*) đã tìm ra liều gây độc tế bào nuôi cấy. Để đảm bảo lượng đơn chất thử nghiệm dưới ngưỡng gây độc tế bào, tránh sai sót trong quá trình so sánh giữa nhóm đối chứng và nhóm thí nghiệm. Kết quả thử nghiệm khả năng gây độc tế bào PAM của các đơn chất được thể hiện ở bảng 3.1.

Kế quả thử độc của các hoạt chất thảo dược đơn
Kết quả thử độc của các hoạt chất thảo dược đơn

– Kết quả bảng 3.1 cho thấy có 6/9 chất không gây độc tế bào ở mức nồng độ 200 μM là Apigenin, Genkwanin, Betulin, Tashinon IIa, Maslinic acid và Catechin. Những chất gây độc tế bào ở mức nồng độ 200 μM là Allicin và Quercetin. Riêng Saponin gây độc tế bào ở mức nồng độ 150 μM. Kết quả này được sử dụng làm cơ sở xác định ngưỡng nồng độ của đơn chất trong thử nghiệm ức chế ASFV.

Kết quả kiểm tra Apigenin ức chế lây nhiễm virus dịch tả lợn châu phi và một số các đơn chất có nguồn gốc thảo dược

– Kết quả xác định khả năng ức chế ASFV của các đơn chất sau thời gian tác dụng được trình bày ở Bảng 3.2. Số lượng ngưng kết hoa hồng được đánh giá định tính trên vi trường, lượng Rosetta có sự khác biệt giữa các nhóm thí nghiệm với thời gian ủ virus khác nhau.

Khả năng ức chế virus của Apigenin và một số chất thảo dược
Khả năng ức chế virus của Apigenin và một số chất thảo dược
Khả năng ức chế virus của Apigenin và một số chất thảo dược
Khả năng ức chế virus của Apigenin và một số chất thảo dược

Đánh giá khả năng ức chế virus Dịch tả lợn châu Phi của Apigenin qua chỉ số HAD50

– Từ kết quả đánh giá định tính khả năng ức chế ASFV của các đơn chất, nhóm nghiên cứu nhận thấy Apigenin có khả năng ức chế ASFV ở mức cao. Nhóm nghiên cứu xác định khả năng ức chế ASFV của Apigenin dựa vào chỉ số HAD50. Kết quả thể hiện ở bảng 3.3.

Kết quả ức chế virus ASP của Apigenin
Kết quả ức chế virus ASF của Apigenin

– Kết quả bảng 3.3 cho thấy sau 24 giờ ủ Apigenin với virus DTLCP, hiệu giá của virus giảm từ 107,47 xuống 107,13 ở cả 2 mức nồng độ là 20 µM và 40 µM. Sau 48 giờ ủ Apigenin với virus DTLCP, hiệu giá của virus giảm từ 107,47 xuống 106,13 ở nồng độ 20 µM; còn ở nồng độ 40 µM thì hiệu giá virus giảm từ 107,47 xuống còn 105,80.

– Hình 3.1 thể hiện khả năng ức chế ASFV của Apigenin sau 48 giờ. Ở mức nồng độ 20 µM và 40 µM, số lượng Rosetta hình thành ít hơn so với đối chứng một cách rõ ràng chứng tỏ lượng ASFV đã bị ức chế đáng kể.

Khả năng ức chế virus dịch tả lợn châu phi của Apigenin
Khả năng ức chế virus dịch tả lợn châu phi của Apigenin

(*) Nhóm nghiên cứu: Bùi Trần Anh Đào, Nguyễn Thị Lan, Bùi Thị Tố Nga, Hoàng Minh Sơn, Nguyễn Thị Thanh Hà, Vũ Thị Thu Trà, Trần Minh Hải, Nguyễn Thị Giang, Lê Văn Trường, Nguyễn Thị Hoa, Hoàng Thị Phương, Trần Ngọc Thùy, Đặng Hữu Anh.

Ấn vào nút trên để nhận tư vấn qua zalo
Ấn vào nút trên để nhận tư vấn ICO-ANTI ASF qua zalo
ICO-ANTI ASF - Giải pháp phòng trị hiệu quả bệnh dịch tả lợn châu phi
ICO-ANTI ASF – Giải pháp phòng trị hiệu quả bệnh dịch tả lợn châu phi

Sản phẩm ICO-ANTI ASF

Thành phần:

– Selen: 5,00 – 50,00 ppm

– Vitamin E: 55.555 ppm

– Thảo dược ức chế ASF virus.

Thành phần nguyên liệu:

– Selen hữu cơ, Vitamin E,

– Thảo dược chứa: Apigenin 98%, các Polysacaride, Allicin.

Công dụng:

– Selen hữu cơ giúp cải thiện đáng kể khả năng chống oxy hóa của cơ thể lợn và tăng cường hoạt động của các Enzym sinh học, thúc đẩy sự phát triển của tế bào lympho T và tế bào NK, tăng hàm lượng các globulin miễn dịch như IgA, IgG và IgM, đồng thời giữ cho hiệu giá kháng thể ở mức ổn định, nồng độ cao trong thời gian dài.

– Vitamin E giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, tăng sức đề kháng cho lợn với bệnh truyền nhiễm.

– Chiết xuất thảo mộc lên men chứa Apigenin 98% , giúp ức chế ASF virus trong tế bào lợn, ngăn chặn sự lây nhiễm và bùng phát dịch tả lợn châu phi.

– Thảo mộc lên men chứa các Polysaccharide, giúp hệ miễn dịch của lợn sản xuất interferon nội sinh và cải thiện phản ứng miễn dịch, kích hoạt hoạt động của các tế bào miễn dịch và cải thiện khả năng miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể của cơ thể lợn, ngăn chặn sự xâm nhập của virus ASF và các virus khác vào cơ thể lợn.

– Các Polysacchoride giúp kích hoạt hệ miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể của lợn hoạt động mạnh mẽ, giúp truy tìm và tiêu diệt hoàn toàn virus ASF cũng như các loại virus khác trong cơ thể heo. Do đó khi heo khỏi bệnh sẽ không mang virus.

– Tỏi lên men chứa kháng sinh tự nhiên Allicin giúp kháng virus, vi khuẩn, tăng cường tiêu, hóa hấp thu dinh dưỡng, tăng năng suất chăn nuôi, giảm FCR, phòng tiêu chảy.

– Chống phản ứng, tăng cường quả phòng bệnh của các loại vắc xin.

– Kháng viêm, giảm đau, tăng cường tác dụng điều trị bệnh của kháng sinh hóa dược.

– Giúp kiểm soát dịch tả lợn châu phi, dịch tả lợn cổ điển, tai xanh, LMLM, cúm lợn, Cico virus, bệnh do Mycoplasma, E.coli sưng phù đầu, thương hàn, tụ huyết trùng, APP, Glasser, Streptococcus, Staphynococcus và các bệnh truyền nhiễm khác hiệu quả cao.

– Giúp chống loạn dưỡng cơ, tăng năng suất thịt, tăng năng suất đực giống và nái sinh sản, giảm chi phí phòng, trị bệnh cho chăn nuôi lợn.

Hướng dẫn sử dụng:  

– Sử dụng cho lợn ăn định kỳ 1 tháng 7 ngày trong suốt quá trình nuôi:

Trộn vào thức ăn cho lợn ăn 1g/ 5-10 kg thể trọng.

– Sử dụng cho lợn ăn khi trang trại xảy ra bệnh dịch tả châu phi:

Trộn vào thức ăn hoặc 1g/3 – 5 kg thể trọng, cho lợn ăn liên tục 10 – 15 ngày.

Lưu ý:

– Khi trang trại lợn xảy ra bệnh dịch tả châu phi thì cần loại lợn phát bệnh nặng. (Những con lợn tiêm hạ sốt mà không hạ được sốt, không ăn trở lại).

ICO-ANTI ASF - Thuốc điều trị bệnh dịch tả châu phi
ICO-ANTI ASF – Thuốc điều trị bệnh dịch tả châu phi – Ức chế, tiêu diệt hoàn toàn virus bằng hệ miễn dịch

– Nên kết hợp phun tơi ICO-SIÊU SÁT TRÙNG vào đàn lợn, khu vực, dụng cụ chăn nuôi.

Ấn vào nút trên để nhận tư vấn qua zalo
Ấn vào nút trên để nhận tư vấn ICO-ANTI ASF qua zalo

Chúc bà con sử dụng ICO-ANTI ASF thuốc điều trị bệnh dịch tả châu phi đạt hiệu quả cao.

Để điều trị đàn lợn F1 tiếp xúc trực tiếp với lợn bị bệnh dịch tả châu phi, bà con tham khảo thêm bài viết: Phác đồ điều trị bệnh dịch tả lợn châu phi

Tác giả bài viết: Dova Hùng

Nếu bạn muốn làm đại lý hãy ấn vào

Liên hệ để làm đại lý ICOVET:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC ICOVET
5/5 - (25 bình chọn)

"Công ty Chúng tôi có bộ tài liệu thực chiến về thú y, chăn nuôi. Bạn hãy để lại thông tin để nhận miễn phí!"