ASF

ASF

GIẢI PHÁP TẦM SOÁT HIỆU QUẢ NHẤT

CHỦNG ASF ỨC CHẾ MIỄN DỊCH TẾ BÀO GỐC

 

ASF là gì

  • ASF là cụm từ viết tắt của African Swine Fever nghĩa là dịch tả lợn châu phi.

Virus ASF

  • Bệnh Dịch tả lợn châu phi do virus thuộc họ Asfarviridae, giống Asfivirus, kích thước khá lớn, đường kính khoảng 200 nm, với bộ gien ADN 2 sợi, có vỏ bọc ngoài (envelop). Tính cảm nhiễm của ASFV rất ổn định với sự thay đổi nhiệt độ môi trường và pH khá rộng, có thể chịu đựng được pH4 hoặc pH13. Virus có thể tồn tại trong huyết thanh hoặc máu đến 18 tháng ở nhiệt độ phòng, và có thể tồn tại nhiều năm ở 4 °C – 20 °C. Tuy nhiên ASFV có thể bị bất hoạt ở 60 °C trong vòng 30 phút và nhạy cảm với tia tử ngoại, các dung môi hoà tan chất béo, cũng như nhiều chất sát trùng thương mại. Các chất sát trùng như formaldehyde 1% có thể tiêu diệt ASFV sau 6 ngày, NaOH 2% trong 1 ngày, Ca(OH)2, ICO-Nano Tech Ag+ diệt virus ngay khi tiếp xúc.
Cấu tạo virus ASF
Cấu tạo virus ASF
  • Không giống như những virus khác, ASF có thể nhân lên trong tế bào động vật có xương sống và cả động vật chân đốt. Tế bào đích của ASFV (African swine fever virus) là các tế bào bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, xâm nhập vào tế bào theo cơ chế kết bám thụ thể và nội thực bào (endocytosis). Virus nhân lên ở vùng rìa nhân (perinuclear) của tế bào chủ và thoát ra khỏi tế bào theo cơ chế nẩy chồi (budding) và có thể gây chết tế bào. Dựa trên gien quy định protein capsid p72 của ASFV đã xác định được 23 kiểu gien (genotype) của ASFV.
Virus ASF
Virus ASF gây bệnh đầu tiên ở lợn rừng Châu Phi
  • Điều nguy hiểm là virus ASF có khả năng ức chế tiền viêm, ức chế miễn dịch tế bào gốc, nhân lên trong đại thực bào, do đó cơ thể lợn không thể phát hiện virus khi chúng xâm nhập. Thậm chí xét nghiệm máu PCR cũng không phát hiện được virus.

Dịch tả lợn châu phi đến ngày hôm nay

  • Hiện nay ở Việt Nam lưu hành 3 chủng:
  • Chủng ASF độc lực cao gây chết nhanh, mạnh.
  • Chủng độc lực trung bình lẩn trốn hệ miễn dịch lây nhiễm mạnh, tỷ lệ chết cao, khó nhận biết, khó kiểm soát.
  • Độc lực thấp gây bệnh ở thể mãn tính gây giảm năng suất chăn nuôi nái, truyền bệnh cho lợn con.

Thuốc điều trị bệnh dịch tả châu phi

  • ICO-ANTI ASF là thuốc điều trị bệnh dịch tả lợn châu phi hiệu quả nhất hiện nay.

Cơ chế tác dụng:

  • Ức chế sự nhận lên của virus ASF bằng Apigenin.
  • Kích hoạt miễn dịch tế bào gốc bằng Polysaccharide, giúp phát hiện sớm virus ASF.
ICO-ANTI ASF
ICO-ANTI ASF – giải pháp kiểm soát dịch tả lợn châu phi từ thảo mộc lên men

Tầm soát ASFV kiểm soát hiệu quả bệnh dịch tả lợn châu phi

  • Do virus dịch tả lợn châu phi có mang gen ức chế tiền viêm, ức chế hệ thống miễn dịch tế bào gốc, do đó xét nghiệm PCR hay Elisa cũng không phát hiện sớm được virus.
  • ICO-ANTI ASF có chứa các Polysacharid giúp kích hoạt mạnh mẽ miễn dịch tế bào gốc, nên khi sử dụng 7 ngày là hệ miễn dịch đã được kích hoạt, nếu lợn có nhiễm virus ASF thì sẽ biểu hiện sốt, bỏ ăn. Đây là giải pháp tầm soát hiệu quả nhất để phát hiện sớm bệnh dịch tả lợn châu phi, giúp kiểm soát hiệu quả.
ICO-ANTI ASF - Thuốc điều trị bệnh dịch tả châu phi
ICO-ANTI ASF – Thuốc tầm soát bệnh dịch tả châu phi hiệu quả nhất
  • Khi nhập heo về bà con hãy sử dụng ICO-ANTI ASF với liều 1 g/5 kg thể trọng, cho lợn ăn liên tục 7 ngày, nếu lợn sốt, kém ăn, bỏ ăn là nghi nhiễm ASFV, nếu lợn khỏe mạnh bình thường thì không sao. 
  • Bà con nên sử dụng ICO-ANTI ASF định kỳ 1 tháng 7 ngày với liều 1g/10 kg thể trọng lợn để kiểm soát hiệu quả nhất bệnh dịch tả lợn châu phi nhé.
Tư vấn ngay
Tư vấn kiểm soát ASF hiệu quả

Cách điều trị lợn bị dịch tả châu phi

  • Khi lợn bị nhiễm virus ASF, nếu tiêm hạ sốt vào mà lợn ăn lại thì bà con sử dụng phác đồ dưới đây để điều trị nhé.
  • Tiêm hạ sốt bằng ICO-KETOSAL, liều dùng 1ml/25 kg thể trọng hoặc Anagil C hoặc Ketoprofen + Gluco KC, tiêm trước bữa ăn 1-2h. Tiêm liên tục 3-4 ngày.
  • Tiêm 1 mũi ICO-MARBRO LA, liều dùng 1ml/25kg thể trọng.
  • Sau khi lợn ăn trở lại thì dùng ICO-HÔ HẤP PHỨC HỢP HEO, liều dùng 1g/20kg thể trọng trộn cùng ICO-ANTI ASF, liều dùng 1g/2-3 kg thể trọng, cho lợn ăn liên tục 10-15 ngày.
ICO-HÔ HẤP PHỨC HỢP HEO
ICO-HÔ HẤP PHỨC HỢP HEO
  • Khi lợn đã khỏe, cho nghỉ 10 ngày rồi trộn ICO-ANTI ASF lại 10 ngày, liều 1g/5 kg thể trọng.
ICO-ANTI ASF - Giải pháp phòng trị hiệu quả bệnh dịch tả lợn châu phi
ICO-ANTI ASF – Giải pháp phòng trị hiệu quả bệnh dịch tả lợn châu phi
  • ICO-ANTI ASF có khả năng tiêu diệt hoàn toàn virus ASF trong tế bào lợn, nhưng sau khi khỏi bệnh, những con lợn được điều trị cần cách ly vì chúng sẽ thải virus ASF ra ngoài môi trường trong 30 ngày, do đó cần sát trùng ICO-NANO TECH AG+ liên tục 30 ngày để diệt virus ở ngoài môi trường, tránh hiện tượng tái nhiễm và lây lan dịch.
ICO-NANO TECH AG+
ICO-NANO TECH AG+ Diệt ASFv và mầm bệnh ngày khi tiếp xúc

 

Chúc bà con kiểm soát hiệu quả bệnh dịch tả lợn châu phi ASF hiệu quả nhất.

Tác giả bài viết: Dova Hùng

Nếu bạn muốn làm đại lý hãy ấn vào:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC ICOVET

 

5/5 - (1 bình chọn)

"Công ty Chúng tôi có bộ tài liệu thực chiến về thú y, chăn nuôi. Bạn hãy để lại thông tin để nhận miễn phí!"