BỆNH THƯƠNG HÀN Ở VỊT

BỆNH THƯƠNG HÀN Ở VỊT

 

Bệnh truyền nhiễm ở vịt gây tỷ lệ chết cao ở vịt con, vi khuẩn gây bệnh có thể truyền dọc từ vịt mẹ sang vịt con thông qua phôi trứng, bệnh thương hàn ở vịt gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi vịt.

1. Lứa tuổi bị bệnh

  • Vịt, vịt siêm (ngan) con 3 – 15 ngày tuổi thường bị nhiều ở thể cấp tính, vịt lớn 45 ngày tuổi trở lên thường bị thể mạn tính.

2. Nguyên nhân gây bệnh

  • Bệnh thương hàn ở vịt, ngan do vi khuẩn Salmonella typhimurium gây nên.
  • Vi khuẩn Salmonella typhimurium thuộc họ Enterobacteriaceae, trực khuẩn hình que, di động bằng tiên mao, sống trong đường ruột, bắt màu Gram âm (-).
Salmonella typhimurium
Salmonella typhimurium

Vi khuẩn Salmonella typhimurium có thể truyền dọc từ vịt mẹ sang vịt con thông qua phôi trứng và có thể truyền ngang thông qua vỏ trứng, thức ăn, nước uống.

3. Triệu chứng lâm sàng

  • Vịt, ngan ốm bị tiêu chảy, phân loãng, phân dính xung quanh hậu môn, ít đi lại, chúng tách đàn tụ tập thành nhóm tìm chỗ ấm.
  • Vịt khát nước, bỏ ăn.
  • Bệnh thương hàn ở vịt khi nặng có chứng lên cơn, run rẩy 2 chân, co giật, kéo dài 3 – 4 ngày thì chết đến 70% tổng đàn.

4. Bệnh điển hình

  • Bệnh tích tập trung ở gan, gan sưng, hoại tử đinh ghim.
Gan vịt thương hàn hoại tử đinh ghim mầu vàng ngà
Gan vịt thương hàn hoại tử đinh ghim mầu vàng ngà
  • Đối với vịt đẻ có bệnh tích ở buồng trứng, các phôi trứng bị đỏ, xuất huyết.
Gà bị thương hàn gây xuất huyết buống trứng
Vịt bị thương hàn gây xuất huyết buồng trứng

5. Chẩn đoán phân biệt 

Bệnh thương hàn ở vịt cần phân biệt với một số bệnh sau:

  • Bệnh Reovirus trên vịt, ngoài hoại tử gan hình bông hoa thì lách cũng hoại tử nặng nề. 
Reovirus trên vịt hoại tử lách
Reovirus trên vịt hoại tử lách
  • Bệnh Tembusu – bệnh lật ngửa trên vịt hay hội chứng giảm đẻ trên vịt – YBD, bệnh gây xuất huyết, hoại tử buồng trứng nặng.
Tembusu xuất huyết buồng trứng nặng
Tembusu xuất huyết buồng trứng nặng

6. Biện pháp phòng bệnh

  • Áp dụng bệnh pháp phòng tổng hợp.
  • Dùng một trong các loại thuốc sau pha vào nước hoặc trộn vào thức ăn ICO-BERCOC 1ml/lít nước, Norfloxacin, Enrofloxacin khi thay đổi thời tiết.
ICO-BERCOC
ICO-BERCOC
  • Thường xuyên sử dụng ICO-Men cao tỏi liều 1ml/lít nước + ICO-Acid hữu cơ chanh liều 1g/2 lít nước.

Đối với vịt sinh sản cần sử dụng ICO-ANTI VIRUS 1 ml/10 kg thể trọng, 1 tháng dùng 6 ngày để giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng đại thực bào, giúp ngăn chặn vi khuẩn Salmonella truyền dọc từ vịt mẹ sang vịt con thông qua phôi trứng.

ICO-Anti virus nước
ICO-Anti virus nước
  • Đối với lò ấp nên khử trùng nghiêm ngặt trứng, dụng cụ để ngăn chặn Salmonella xâm nhập từ vỏ vào phôi trứng.

7. Giải pháp điều trị bệnh

Dùng thuốc tiêm:

  • Dùng thuốc có thành phần Flofenicol hoặc Enrofloxacin tiêm liều gấp 2 lần nhà sản xuất liên tục 2-3 ngày.

Dùng thuốc uống, ăn:

  • Dùng thuốc thành phần Flofenicol + Neomycin + Oxytetracyclin
  • Hoặc Flofenicol + ICO-BERCOC 1ml/2 kg thể trọng
  • Hoặc Enrofloxacin + ICO-BERCOC 1ml/2 kg thể trọng
  • Hoặc Amox-Coli + ICO-BERCOC 1ml/2 kg thể trọng
  • Hoặc Enrofloxacin + Neomycin + Colistin + Paractamol + Vitamin C ngày pha vào nước hay trộn vào thức ăn hoặc bơm trực tiếp vào mồm vịt bị bệnh.
  • Một bữa dùng: ICO-ANTI VIRUS 1 ml/1 lít nước + ICO-ACID HỮU CƠ CHANH 1g/2 lít nước uống, dùng liên tục 5 đến 7 ngày.

 

Tác giả bài viết: Dova Hùng

Nếu bạn muốn làm đại lý hãy ấn vào

Liên hệ để làm đại lý ICOVET:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC ICOVET
3/5 - (2 bình chọn)

"Công ty Chúng tôi có bộ tài liệu thực chiến về thú y, chăn nuôi. Bạn hãy để lại thông tin để nhận miễn phí!"